当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Thể Công Viettel vs Công an Hà Nội, 19h15, ngày 19/2: Chủ nhà đáng tin 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo ES de Tunis vs Zarzis, 20h00 ngày 19/2: Đối thủ yêu thích
Sau này khi cãi gia đình lấy chồng ở tuổi 16, Khánh Ly lại được mảnh đất và con người Đà Lạt cưu mang để đi hát kiếm tiền nuôi 2 con nhỏ.
Khánh Ly biết ơn cuộc đời, Trịnh Công Sơn và khán giả. Bà được bố mẹ sinh ra, nhưng nhờ Trịnh Công Sơn mới thành người.
Ngày xưa, Trịnh Công Sơn viết "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng", Khánh Ly không đồng tình. Tuổi trẻ, bà nghĩ đơn thuần "Tấm lòng chẳng mài ra ăn được", trong khi nhạc sĩ họ Trịnh chỉ cười rằng tấm lòng "để gió cuốn đi". Sau này khi trở thành mẹ 4 con, Khánh Ly đã dạy các con cách sống tử tế, lớn lên thành người đàng hoàng, biết yêu thương.
Khánh Ly tiết lộ được Trịnh Công Sơn thương vì ngoan ngoãn, vâng lời. Với bà, ông là tri kỷ, bạn bè, anh em, thậm chí cha chú. Bà khẳng định "không nghe lời bất cứ ai trừ ông Sơn". Chẳng hạn, Trịnh Công Sơn bảo "Mai hát đi" thì bà có thể phải hát đến sáng. Nếu ông Sơn không nói gì mà mải trò chuyện với hội bạn, bà sẽ ngồi im lắng nghe.
Mồ côi cha từ nhỏ, Khánh Ly thiếu thốn, khao khát tình thương. Thuở bé cứ nghe tiếng mở cửa, bà luôn ao ước người trở về là cha mình. Viễn cảnh đó theo bà đến tận bây giờ. Đó là một phần lý do bà hình dung Trịnh Công Sơn như người cha nghiêm khắc, ít nói, luôn dành điều tốt đẹp cho mình.
Dù là nàng thơ quan trọng trong sự nghiệp của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Khánh Ly tự thấy chẳng là gì: "Không có tôi, nhạc ông Sơn vẫn cứ hay và nổi tiếng. Không có ông Sơn, tôi mãi mãi không có những gì hôm nay".
Bà nói thêm: "Tôi thường tự nhận xét mình không đẹp, hát không hay, không có tài. Mọi người nghe sống sượng quá phải không? Nhưng tôi không thể nói mình hát hay khi thật lòng thấy mình hát không hay được. Khán giả muốn nghe tôi hát đơn giản vì họ yêu tôi, yêu ông Sơn và âm nhạc của ông".
![]() | ![]() |
Khánh Ly biết ơn khán giả. Những ngày qua, bà đi đến bất cứ đâu đều có người nhận ra, từ cháu bé đến người lớn, những ông tài xế, bà bán xôi, chị bưng trà... Họ săn đón, niềm nở khiến bà sung sướng, xúc động. Ca sĩ Quang Thành tiết lộ: "Show 'cháy' vé quá sớm, có khán giả còn hài hước hỏi vé... trên cây".
Về cái tên Như một lời chia tay, Khánh Ly nhấn mạnh từ "như", bởi bà không chắc chắn điều gì trong tương lai. Danh ca nói: "Hôm nay, tôi ở đây để chào mọi người một lời. Nếu ngày mai phải ra đi, tôi yên lòng vì đã chào hỏi xong".
Trong buổi gặp, ca sĩ Quang Thành đặt câu hỏi: Có phải cô Ly đổ vỡ hôn nhân vì yêu âm nhạc quá, mải đi hát bên ngoài mà không chu toàn việc gia đình? Khánh Ly đáp: "Tôi thấy rất oan cho ca sĩ. Nhiều người ca sĩ tôi biết yêu chồng thương con, đi làm kiếm tiền về nhà chăm con hầu chồng chu đáo, tận tụy vẫn bị mang tiếng. Hay, chẳng phải cứ là nhạc sĩ thì lăng nhăng. Họ không phải con người như thế. Họ bị mang tiếng "xướng ca vô loài" rất oan", rồi danh ca Khánh Ly cúi gằm mặt khóc vài giây.
Xuyên suốt sự kiện, Khánh Ly hát như nói và nói như hát. Nhiều lần đang trò chuyện, câu nói được bà biến thành câu hát đầy uyển chuyển. Bà được Trịnh Công Sơn chọn làm nàng thơ cũng bởi lối hát như nói không rền rĩ, đãi bôi. Mỗi chủ đề bà chia sẻ về cuộc sống, con người và sự nghiệp luôn có dấu ấn âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Quan trọng hơn, bà muốn truyền tải tư tưởng, lối sống của ông đến khán giả.
Ngày trở lại Đà Lạt, Khánh Ly mê mẩn ăn khoai mật nướng, ngô luộc, vào Café Tùng uống một ly rồi về. Bà không thích nhà hàng sang trọng, chỉ thích ngồi lề đường vỉa hè.
Tuổi U80, Khánh Ly hiếm ra đường, không có nhu cầu tiêu tiền. Mỗi sáng dậy, bà tạ ơn Chúa vì được sống thêm một ngày. Bà ít gần gũi người già bởi: "Người già còn gì khác ngoài chuyện vợ chồng, con cái, dâu rể... rồi đến chuyện mình? Chính tôi cũng đang ở độ tuổi "3 cao": cao máu, cao mỡ, cao đường; và "1 thấp" - thấp khớp".
Video: Khánh Ly hát như nói
Danh ca thích gặp gỡ người trẻ, học hỏi họ những điều mới. Mỗi lần đi diễn, bà thích tiếp xúc các ca sĩ trẻ đẹp, hát hay, nhờ họ giúp đỡ mình.
"Tuổi già như con tàu sắp đắm, chẳng ai trốn chạy được. Tôi hãnh diện trong 60 năm đi hát, cuộc đời tôi trải qua đủ cay đắng, vinh quang, được mọi người yêu thương", Khánh Ly nói.
Nhiều năm qua, lần nào Khánh Ly định về nước cũng bị các con can ngăn vì bà đã có tuổi. Khánh Ly nói: "Nếu ở nhà, mẹ chỉ có thể ngồi giữa 4 bức tường ôm 2 con chó, cuộc đời như thế thì còn gì? Để mẹ đi".
Trước khi qua đời, chồng bà - ông Nguyễn Hoàng Đoan - dặn dò: "Em lớn tuổi rồi, hãy gần tôn giáo và công tác xã hội sẽ tốt cho em". Vì thế, bà đi để hát, làm từ thiện, chứng kiến những tấm chân tình của khán giả rồi mang về "làm quà", kể lại cho các con nghe. Chân đau mấy, Khánh Ly cũng quyết đi và hát, không muốn trở thành gánh nặng cho con.
Cuối buổi gặp, Khánh Ly nhờ mọi người bỏ đi những danh xưng: nữ hoàng, danh ca, tượng đài, huyền thoại,... "Khánh Ly ai cũng biết rồi, thêm "ca sĩ" là thừa, "danh ca" lại càng thừa. Cũng xin đừng gọi tôi là "tượng đài", vì tượng xây được sẽ phá được", bà nói.
Gia Bảo
" alt="Lý do Khánh Ly cúi gằm mặt khóc giữa Đà Lạt"/>Vấn đề này đã trở thành mối quan tâm của vô số phụ huynh học sinh và thầy cô, thành áp lực đối với lãnh đạo, thành đầu đề tranh luận trên các phương tiện thông tin đại chúng và cả trong gia đình.
![]() |
"Việc phải đón con đúng giờ tan trường là cả một vấn đề" (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Truy tìm nguyên nhân
Trước hết, cần trả lời câu hỏi “Hoạt động DTHT hiện đang bị lên án là gì?”.
Đó là hoạt động mà giáo viên (GV) đứng ra dạy theo lối truyền thống (mặt - đối - mặt) cho học sinh học các môn văn hóa ngoài số tiết được quy định trong phân phối chương trình của Bộ GD-ĐT. GV nhận thù lao từ hoạt động này.
Hoạt động trên hiện không bị lên án khi GV dạy không công hay không dạy học sinh lớp “của mình”. Ở khối trường ngoài công lập cũng không thấy lên án hiện thượng này.
Thứ hai, là câu hỏi "Tại sao phát sinh dạy thêm học thêm tràn lan, dẫn đến bị kêu ca như hiện nay?".
Ta sẽ thấy rõ hơn nguyên nhân khi tách riêng việc DTHT đối với học sinh các lứa tuổi khác nhau: Dưới 15 tuổi và từ 15 tuổi trở lên.
Với đa số cha mẹ học sinh có con nhỏ ở tuổi tiểu học và cả ở tuổi THCS, việc phải đón con đúng giờ tan trường là cả một vấn đề khi giờ tan tầm trễ hơn. Đối với người đang đi làm mà không nhờ được người tin cậy đón hộ thì chỉ có cách trốn khỏi công sở để đón con, điều mà những người lao động biết tự trọng không muốn. Nếu không đón kịp thì phải chọn giải pháp an toàn nhất, đó là gửi con ở lại trường, tránh tình trạng con tự về nhà hay lang thang ngoài đường trong môi trường đường phố đầy bất an.
Nhưng GV làm sao quản cho nổi vài trăm trẻ hiếu động? Thay vì mở các loại câu lạc bộ thì đưa trẻ vào lớp, học viết hay học thêm thứ gì đó sẽ là giải pháp thường được nhà trường lựa chọn.
Thầy cô được trả công cho dịch vụ được gọi là DTHT này. Một số cha mẹ có con theo không kịp chương trình phải đưa con đến thầy cô kèm cặp. Số khác muốn con học thật giỏi, điểm thật cao để được tuyển vào trường tốt buộc phải nhờ đến các trung tâm văn hóa ngoài giờ hoặc đưa con đến thầy cô giỏi học thêm. Thế là cung cầu gặp nhau.
Với đa số cha mẹ có con học THPT và lớp cuối THCS, việc con phải thi đạt điểm cao để vào trường công lập, vào các trường danh tiếng là nỗi ám ảnh thường trực. Nhung nếu con chỉ học theo thời khóa biểu quy định thì chỉ có thể đạt mức tốt nghiệp chứ không đủ trình độ và mức thành thạo giải được những câu khó nhằm tuyển vào đại học khi làm các bài Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh văn.
Thế là đưa con, nhiều khi phải ép con, đến các lớp luyện thi. Cung và cầu lại gặp nhau: Học sinh phải học thêm để nâng cao trình độ, thầy cô dạy các môn kể trên đáp ứng bằng cách mở lớp luyện thi theo yêu cầu người học muốn thi có điểm cao. Hoạt động này giúp GV cải thiện đời sống.
Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực là đáp ứng được yêu cầu gửi con, theo kịp lớp, hay thi có điểm cao, DTHT đang kéo theo những hệ lụy không mong muốn.
Đó là trẻ chỉ biết học và học, thiếu thời gian nghỉ ngơi, chơi đùa, mất cả tuổi thơ.
Đó là trẻ nảy sinh thói quen ỷ lại vào thầy cô, không biết tự học, thậm chí sợ học trong thời đại xã hội học tập mà con người phải học suốt đời, lấy tự học là chính, trong thời đại tri thức mà nhà trường có truyền đạt bao nhiêu kiến thức trong bao nhiêu năm cũng vẫn là thiếu.
Đó là một số thầy cô không giữ được tư cách đã lợi dụng quy luật cung cầu này để dạy “không hết chữ” tại lớp, nhằm kéo học sinh về học với mình rồi ưu ái người học với mình.
Chính điều sau đã khiến dư luận trong dân và trong GV bức xúc, thậm chí phẫn nộ, trở thành “bà đỡ” cho quyết định cấm DTHT trong trường, cấm GV dạy thêm học sinh của mình.
Chơi đùa là nhu cầu quan trọng của trẻ bên cạnh việc học |
Song quyết định này đến lượt nó lại dẫn đến nhiều hậu quả: GV lâu nay nhờ DTHT này mà sống đắp đổi nuôi gia đình trở nên hoang mang vì biết chắc không sống nổi bằng nghề. Học sinh ngoại thành vùng xa không còn nơi học thêm gần nhà.
Đông đảo học sinh bị đẩy ra khỏi lớp học thêm lâu nay được mở ngay tại trường sẽ phải tìm đến các trung tâm văn hóa ngoài giờ khiến cha mẹ học sinh phải mất thêm thời gian đưa đón và đóng học phí đắt hơn.
GV càng có tâm lý “chân ngoài dài hơn chân trong”. GV giỏi bỏ trường để chuyển ra dạy luôn ở trung tâm để khỏi mang tiếng.
Việc cấp giấy phép cho các Trung tâm mới trở thành “nút nghẽn”… Còn chưa kể các câu hỏi bị bỏ ngỏ là lệnh cấm sẽ được thực thi nghiêm tới đâu, lực lượng nào đi kiểm tra, người vi phạm lệnh cấm sẽ được xử lý như thế nào để không phản cảm…
“Xây” phải đi trước “chống”
Câu hỏi thứ ba cho cuộc tranh cãi này là “Nên giải quyết bài toán DTHT bằng cách nào?”.
Xin đề xuất một hệ thống các giải pháp.
Đó lànhóm giải pháp mang tính sư phạm.Cụ thể, Bộ GD-ĐT thay đổi bộ chương trình - sách giáo khoasao cho nội dung tinh gọn, thiết thực, cơ bản, phổ thông. Phân phối chương trình sao cho GV đủ thời gian luyện kỹ năng cho học sinh trung bình mà không cần tăng tiết.
Lập ngân hàng đề chuẩn từ lớp 3 đến lớp 12, các đề phải dựa hoàn toàn vào khối kiến thức chuẩn được Bộ quy định thật cụ thể. Mọi đề kiểm tra định kỳ, đề thi cử, kể cả thi vào lớp 10, thi tốt nghiệp và thi đại học đều được rút ngẫu nhiên từ ngân hàng đề này do hiệu trưởng thực hiện với lớp 4, 5; Phòng GD-ĐT thực hiện với lớp 6, 7, 8, 9; Sở GD-ĐT thực hiện với các lớp THPT; Trường đại học với kỳ thi tuyển sinh đại học.
Kết quả bài làm cần được người lãnh đạo cùng giáo viên phân tích kỹ để đánh giá cả người học lẫn người dạy, xác định học sinh bị thiếu hụt chuẩn kiến thức nào, lý do… nhằm có biện pháp khắc phục kịp thời.
Dạy cho học sinh cách huy động hai bán cầu não trong khi học, cách học và tự học từ tiểu học. Muốn vậy phải đưa nội dung này vào huấn luyện tại các trường sư phạm.
Áp dụng rộng rãi việc học qua các phương tiện thông tin đại chúngđể người cần học thêm được học “mọi nơi, mọi lúc”, học miễn phí các môn văn hóa với thầy giỏi nhất mà không cần đến trường hay nhà riêng của GV.
Cụ thể là: Tận dụng các kho học liệu mở tại các trang web như khanacademy.org, duolingo, tiếng Anh giao tiếp… Ai có tiền thì đóng tiền học các khóa có thu phí. Thành phố tổ chức dạy ôn tập và luyện thi qua truyền hình và mạng; Lập đường dây điện thoại giải đáp thắc mắc và gợi ý cách làm bài cho học sinh… Bộ GD-ĐT công nhận tính tương đương của các văn bằng, chứng chỉ mà người học đạt được qua mạng hay một số trung tâm có uy tín.
Trong nhóm giải pháp tạo điều kiện vật chất, Nhà nước tạo cơ chế mới cho trường họcmà mục tiêu là đảm bảo tối thiểu cho mỗi GV nuôi được 1 con với thu nhập trung bình bằng GRDP/ đầu người của địa phương.
Nhà nước đảm bảo cho toàn thể học sinh tiểu học và THCS đều được học 2 buổi/ ngày tại trường, học buổi thứ 2 hoặc gửi con lại sau giờ tan trường đều phải đóng phí. Hạ thấp sĩ số/ lớp xuống còn không quá 20 ở tiểu học, không quá 30 ở trung học.
Việc chống tiêu cực trong DTHT là một quá trình kiên trì vừa xây vừa chống, mà xây phải đi trước chống.
Mọi quyết định hành chính cấm đoán tức khắc chỉ khiến cho mặt tiêu cực thay đổi hình hài, càng không khiến cho GV tự nguyện đem hết tài trí và tâm huyết ra dạy tại lớp mà còn có tác dụng ngược.
Người ta đã tổng kết “Muốn đọc được tương lai một quốc gia, hãy nhìn vào nền giáo dục nơi đó. Muốn đọc được tương lai của một nền giáo dục, hãy nhìn vào cách cư xử với nhà giáo”.
TS Hồ Thiệu Hùng
" alt="Cấm đoán tức khắc, tiêu cực dạy thêm thay đổi hình hài"/>Nhận định, soi kèo Chadormalou vs Esteghlal Khuzestan, 19h30 ngày 20/2: Khách thất thế
“Kẻ thù của tự tin là dễ nản lòng, và sợ hãi”, ông nói. Vậy nên, là cha mẹ, chúng ta cần khuyến khích và hỗ trợ trẻ khi chúng chuẩn bị đối mặt với các nhiệm vụ khó. Tự tin là một trong những món quà lớn nhất cha mẹ có thể tặng cho con trẻ.
Carl Pickhardt, một nhà tâm lý học và là tác giả của 15 đầu sách dành cho các bậc phụ huynh, cho rằng, một đứa trẻ thiếu tự tin sẽ do dự khi cần thử một điều gì mới mẻ hoặc mang tính thử thách vì chúng sợ bị sai hoặc làm phiền người khác.
![]() |
Ảnh AP |
Điều này cản trở con trẻ thực sự tham dự vào cuộc sống và ngăn cản cơ hội có được một sự nghiệp thành công.
“Kẻ thù của tự tin là dễ nản lòng, và sợ hãi”, ông nói. Vậy nên, là cha mẹ, chúng ta cần khuyến khích và hỗ trợ trẻ khi chúng chuẩn bị đối mặt với các nhiệm vụ khó.
Dưới đây là 17 điều để cha mẹ có thể thực hiện trong ứng xử với con trẻ.
1. Trân trọng các cố gắng, không quan trọng thắng thua
Khi con lớn lên, con sẽ thấy rằng quá trình làm quan trọng hơn đích đến.
Nên khi con ghi được bàn thắng hay có đá trật bóng ra khỏi khung thành, hãy cười vui, con trẻ sẽ không phải bối rối bởi con đã cố mà.
Kiên trì, kiên nhẫn cố gắng hết sức sẽ khiến con trẻ tự tin hơn là đôi khi chúng làm đúng được việc gì đó.
2. Khuyến khích tập luyện để tăng khả năng lực
Khuyến khích con luyện tập những gì con thích, nhưng không tạo áp lực lên việc con làm.
Harmony Shu, một “quái nhân” đàn piano, nói với Ellen DeGeneres rằng cô ấy bắt đầu luyện tập đàn từ lúc mới 3 tuổi.
“Luyện tập đòi hỏi nỗ lực một cách tự tin, vì biết rằng sự tiến bộ sẽ là phần thưởng tiếp theo sau nỗ lực” - Pickhardt giải thích.
3. Để con trẻ tự nhận thấy vấn đề của mình
Nếu bạn làm các việc nặng giúp trẻ, trẻ sẽ không tự phát triển các khả năng hoặc cảm giác tự tin khi tự giải quyết các vấn đề của trẻ." alt="Cách dạy con tự tin qua 17 điều cha mẹ ứng xử"/>Khi Phương Ly cất giọng hát, các chàng trai còn lại là vị khách trong quán bar Emcee L (Nguyễn Hoàng Long) và ca sĩ của quán Quách Văn Thơm (Võ Việt Phương) đều bị "hạ gục". Bốn chàng trai "say nắng" Phương Ly, chìm đắm vào thế giới tưởng tượng lãng mạn của mình. Kết MV, 4 chàng trai chạy đến tỏ tình với Phương Ly, để lại kết mở cho khán giả tự cảm nhận.
![]() | ![]() |
Ca khúc Chạy khỏi thế giới nàyvẫn mang nét đặc trưng từ giai điệu đến phần bè phối trong âm nhạc của Da LAB. Nhóm nhạc muốn khắc họa cảm xúc "say nắng" mà ai cũng từng trải qua. Giọng hát ngọt ngào, trong trẻo của Phương Ly cân bằng với phần thể hiện nam tính, nồng nàn của Da LAB.
Trước đó, nhóm phải cân nhắc nhiều về giọng hát, màu sắc, cá tính âm nhạc của nghệ sĩ mình kết hợp. Khi gặp Phương Ly, quá trình trao đổi chỉ mất vỏn vẹn 30 phút để đi đến hợp tác.
Da LAB nhận xét về Phương Ly: "Cô ấy rất thân thiện và dễ mến, toát ra sự tươi vui, nhẹ nhàng trong toàn bộ quá trình làm việc cùng nhau. Ngoài ra, Phương Ly rất xinh, chúng tôi không cần phải diễn cảnh "say nắng", ngất ngây trước một cô gái xinh như vậy".
![]() | ![]() |
Nhóm nhạc chăm chút phần hình ảnh vì muốn MV là sản phẩm hòa quyện cao nhất giữa hình và tiếng. Tương ứng với âm nhạc êm dịu, tươi sáng, Da LAB thực hiện MV sao cho hình ảnh gợi lên cảm giác dễ chịu, bình yên.
"Vì thế, kết mở có ý nghĩa chúng ta không cần quá quan tâm kết cục là gì, chỉ cần cảm nhận được sự bình yên là đủ", đại diện nhóm chia sẻ.
Trích đoạn MV 'Chạy khỏi thế giới này'
" alt="Các chàng trai Da LAB: 'Phương Ly rất xinh, cảnh say nắng không phải diễn'"/>Các chàng trai Da LAB: 'Phương Ly rất xinh, cảnh say nắng không phải diễn'
Hoắc Kiến Hoa cũng là một trong những khách mời của chương trình này. Tại đây, anh chia sẻ cảm giác của bản thân, những câu chuyện về công việc, cuộc sống, đặc biệt là khoảng thời gian công khai hẹn hò và kết hôn cùng Lâm Tâm Như.
![]() |
Hoắc Kiến Hoa và Lâm Tâm Như hẹn hò và kết hôn sau 10 năm làm bạn. |
Khi được hỏi về cảm xúc khi biết tin mình được lên chức bố, Hoắc Kiến Hoa thừa nhận đó không phải là cảm giác hạnh phúc. Anh nói: "Tôi cảm thấy căng thẳng và có chút sợ hãi hơn". MC Lỗ Dự hỏi lại: "Là cảm giác căng thẳng, bất ngờ hay chưa chuẩn bị tốt?". Hoắc Kiến Hoa thừa nhận: "Thật sự, đó là cảm giác căng thẳng và có chút sợ hãi. Tôi chưa biết sẽ chăm sóc một đứa trẻ như thế nào, vì tới bản thân tôi còn chưa tự chăm sóc tốt".
Sau đó, MC Lỗ Dự nói, nếu là một cô gái, sau khi nghe được những lời này, có thể họ sẽ cảm thấy thất vọng, vì thật sự họ muốn người đàn ông của mình sẽ thật hạnh phúc. Hoắc Kiến Hoa sau đó trả lời anh đã không thú nhận cảm giác thật sự đó với Lâm Tâm Như.
![]() |
Hai vợ chồng luôn bảo mật hình ảnh của con. |
Hoắc Kiến Hoa và Lâm Tâm Như công khai hẹn hò năm 2016 và nhanh chóng kết hôn sau đó. Cũng trong chương trình này, anh kể lại khoảng thời gian làm bạn với vợ mình nhưng không dám đi tới mối quan hệ yêu đương, bởi chính bản thân anh cũng chưa chắc chắn về tình cảm của mình. Đồng thời, khoảng thời gian đầu hẹn hò, hai người đã rất khổ sở để che giấu, đã có khi phải hẹn hò ở tầng hầm kín đáo.
Sau khi công khai, anh tự tin nắm tay Lâm Tâm Như tới một quán lẩu đông người để ăn với một cảm giác thoải mái tự tin. MC Lỗ Dự rơi nước mắt trước những chia sẻ của nam tài tử Hoa ngữ nổi tiếng. Cô nhận xét, cách hành xử và bảo vệ người phụ nữ mình yêu của Hoắc Kiến Hoa thật sự khiến cô khâm phục và cảm động.
![]() |
Vợ chồng Lâm Tâm Như vẫn luôn tay trong tay mặc cho những tin đồn rạn nứt. |
Sau khi kết hôn và có con, Hoắc Kiến Hoa ít xuất hiện trong các hoạt động giải trí. Nhiều lần người qua đường chụp lại được cảnh nam diễn viên âu yếm bế con gái đi dạo, đi mua sắm và phần lớn đều che mặt con.
Ngoài ra, anh cùng vợ thường xuyên xuất hiện cạnh nhau trong các hoạt động thường ngày, biểu hiện rất vui vẻ hạnh phúc. Sau khi hai người kết hôn, nhiều người tỏ ý nghi ngờ tình cảm thật sự của cặp đôi và cho rằng họ chỉ kết hôn vì mục đích thương mại, tuy nhiên sự hạnh phúc viên mãn của họ đến tận bây giờ chính là câu trả lời.
Tiểu Ngọc
Trương Bá Chi mới đây đã bán căn hộ cổ với giá 18 triệu USD. Được biết, đây chính là căn hộ mà nữ diễn viên và tài tử Tạ Đình Phong từng chung sống trước khi ly hôn.
" alt="MC Lỗ Dự rơi nước mắt với chia sẻ của Hoắc Kiến Hoa"/>